Hotline hỗ trợ:
Bên cạnh quán cafe, kinh doanh nhà hàng và quán ăn cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nhất là khi nhu cầu tụ tập giao lưu của người trẻ ngày càng nhiều. Để có thể mở ra một nhà hàng, bạn cần đăng ký kinh doanh theo đúng luật pháp hiện hành. Bài viết dưới đây Phê Decor xin chia sẻ đầy đủ những thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng quán ăn mới nhất.
Kinh doanh nhà hàng theo hình thức hộ cá thể thích hợp nhất cho các nhà hàng, quán ăn với quy mô vừa và nhỏ. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn theo hình thức hộ cá thể theo luật doanh nghiệp như sau:
Chú ý: Trong trường hợp sau 3 ngày làm việc mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng không nhận được thông báo sửa đổi/ bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo.
Trái với hình thức kinh doanh theo hộ kinh doanh thì kinh doanh nhà hàng, quán ăn dưới hình thức công ty lại phù hợp với các nhà hàng, quán ăn có quy mô lớn. Tùy vào số lượng người góp vốn cũng như quy mô nhà hàng, quán ăn mà bạn có thể lựa chọn thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn dưới hình thức công ty theo luật như sau:
Chú ý: Trong trường hợp sau 3 ngày làm việc mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng không nhận được thông báo sửa đổi/ bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thông báo công khai về việc đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin về đăng ký kinh doanh của Chính phủ. Nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Theo quy định thì doanh nghiệp có thể tự quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu sau đó thực hiện khắc dấu và báo với Sở kế hoạch và đầu tư về mẫu con dấu.
Sau khi thông báo mẫu con dấu, văn phòng đăng ký kinh doanh sẽ giao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi bắt đầu bắt tay vào quá trình kinh doanh thực tế.
Trong vòng 5 ngày, sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp cơ sở để đảm bảo điều kiện cung cấp giấy phép. Trong trường hợp cơ sở đạt chuẩn sẽ được cấp giấy phép. Sau khi cấp giấy phép, cơ quan sẽ xuống kiểm tra trực tiếp lần nữa, nếu không đạt sẽ bị phạt hành chính.
Giấy phép an toàn thực phẩm có thời hạn sử dụng trong ba năm.
Bên cạnh giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà hàng quán ăn của bạn cần phải xin thêm các loại giấy phép khác như:
Nếu có kinh doanh hai loại sản phẩm này mà không đăng ký giấy phép, nhà hàng quán ăn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.
Hi vọng rằng thông qua những kiến thức được cung cấp trong bài viết, bạn có thể đăng ký kinh doanh nhà hàng quán ăn thành công và có một khởi đầu thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0356999957 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!