Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Quán Cà Phê Gồm Những Gì? Các Bước Chi Tiết Nhất 2022

  • 20/08/2020
  • 08:35

   Những năm gần đây, các quán cafe mọc lên rất nhiều tại hầu khắp các cung đường. Dễ nhận thấy rằng kinh doanh quán cafe đã và đang trở thành một trong những xu hướng, nhất là đối với những người trẻ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê là dễ hay khó? Nếu bạn đang có một số vốn và ấp ủ ý tưởng kinh doanh quán cafe thì bài viết dưới đây của Phê Decor sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

=>> Kính mời mọi người tham gia cộng đồng kinh doanh đồ uống Việt Nam để cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh, giúp nhau kinh doanh Có Lãi.

Các hình thức mà kinh doanh cafe có thể lựa chọn

   Rất nhiều người không hiểu luật lầm tưởng rằng, kinh doanh quán cafe chỉ có thể lựa chọn một hình thức kinh doanh duy nhất. Tuy nhiên sự thật không phải vậy, kinh doanh quán cafe có thể lựa chọn một trong ba mô hình kinh doanh: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp để đăng ký tùy theo nhu cầu của người mở. Trong đó, mô hình hộ kinh doanh và mô hình doanh nghiệp là lựa chọn phổ biến của những người kinh doanh cafe.

1- Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê hình thức hộ kinh doanh

   Chiếu theo khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

   Nếu bạn mong muốn mở một cửa hàng cafe nhỏ, nhân viên chỉ khoảng 10 người và không có nhu cầu mở rộng cửa hàng hay mở thêm chi nhánh ở nơi khác trong tương lai, bạn nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để đăng ký. Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh gồm các bước:

  • Bước 1: Gửi giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt cửa hàng cùng các thông tin của bản thân và nộp lệ phí đăng ký. Hồ sơ đăng ký bạn cần chuẩn bị:
    • Giấy đề nghị đăng ký
    • Bản sao CMT hoặc CCCD của cá nhân, người đại diện kinh doanh hợp pháp
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt làm việc
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu.

   Sau 5 ngày mà gửi giấy đăng ký mà không nhận được phản hồi của cơ quan đăng ký, người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ đăng kí: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

2- Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê hình thức doanh nghiệp

   Theo điều 3, LDN 2014, doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

   Nếu bạn có ý định mở tạm thời một cửa hàng nhỏ và kì vọng vào việc sẽ mở rộng kinh doanh, có thể là thành lập một chuỗi các cửa hàng cafe trong tương lai, mô hình doanh nghiệp chắc chắn là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Thủ tục đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh vẫn gồm các bước tương tự như đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh. Tuy nhiên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có những điểm khác. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm có:

  • Danh sách cổ đông hay thành viên công ty
  • Bản sao CMND, CCCD, hộ chiếu hay quyết định thành lập
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Các loại giấy phép hành nghề

Địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại Hà Nội: Tầng 3, toà nhà B10A, khu đô thị Nam Trung Yên, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy

   Sau khi thành công đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn cần phải hoàn thành các thủ tục liên quan:

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Khắc dấu công ty
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
  • Đăng ký mua chữ ký số điện tử
  • Treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng
  • Tiến hành kê khai và đóng thuế
  • Tiến hành góp vốn vào công ty
  • Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên

3 – Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

   Đăng ký kinh doanh quán cafe là sản phẩm nằm trong danh mục thực phẩm ăn uống nên người đăng ký bắt buộc phải xin được giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm từ Cục an toàn thực phẩm. Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm cần có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế các khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất, phân phối thực phẩm
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở kinh doanh
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người quản lý
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở, người quản lý

Địa chỉ Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm: Tầng 5, Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội

4 – Các loại thuế phải nộp

 Theo điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp gồm:

  • Thuế môn bài theo năm
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu doanh thu của quán dưới 100 triệu/ năm thì chỉ cần nộp thuế môn bài, còn nếu doanh thu trên 100 triệu/ năm thì phải nộp cả ba loại thuế trên.

Hi vọng rằng thông qua bài viết trên của Phê Decor có thể giúp bạn nắm được những quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh cafe cần thiết để có một khởi đầu an toàn hướng đến kinh doanh có Lãi.

Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Để lại thông tin tư vấn

Chat với chúng tôi qua zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.